20 sự thật thú vị về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Được mệnh danh là quốc gia Phật giáo, cũng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan có rất nhiều điểm khác biệt thú vị. Bhutan – một đất nước thực sự tuyệt vời, được mệnh danh là thiên đường của người leo núi. Một số người gọi là Bhutan là “Shangri La cuối cùng trên hành tinh lớn của chúng tôi” và là đất nước sở hữu nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
Cùng tìm hiểu về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới qua 20 sự thật thú vị dưới đây:
1. Đất nước Bhutan chỉ có một sân bay quốc tế duy nhất là Paro. Nó nằm ở độ cao trên 6000 mét, được bao quanh bởi những ngọn núi của dãy Himalaya.

Đây được mệnh danh là sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ dành cho những phi công lão luyện nhất. Thực tế trên thế giới chỉ có 8 phi công được cấp chứng chỉ đủ khả năng hạ cánh tại sân bay này.
2. Kể từ ngày 17/12/2004, Bhutan là nước đầu tiên trên thế giới cấm hút và bán thuốc lá một cách triệt để. Mục đích chính là để bảo vệ sức khỏe của người dân.
3. Ở Bhutan, người dân không có điện thoại, gần như đến tận năm 1980.
Bhutan2Một ngôi đền ở Bhutan. Ảnh: Göran Höglund (Kartläsarn)
4. Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm. Bình thường, họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.
5. Quốc phục cho nam giới thì được gọi là “Gho” – một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của nữ giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân.
Bhutan3Các tu sĩ Phật giáo ở Bhutan. Ảnh: Christopher Michel
6. Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông.
7. Ở Bhutan nhà nào cũng có cửa, nhưng không mấy nhà cửa được khóa.
8. Không có tội phạm ở Bhutan.
9. Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm.
10. Ngôn ngữ chính của Bhutan là Dzongkha, có nghĩa là ngôn ngữ (kha) được nói ở dzong (một tu viện kiểu pháo đài được xây trên khắp Bhutan bởi Shabdrung Ngawang Namgyal vào thế kỷ 17). Ngoài ra, người dân địa phương còn nói tiếng Nepal và tiếng Anh.
11. Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng.

12. Điểm cao nhất ở Bhutan chính là ngọn núi Gangkhar Puensum, hiện là núi cao nhất chưa được chinh phục trên thế giới, cao hơn ở mức 7.570 m (24.835 foot). Năm 2003, leo núi ở Bhutan đã hoàn toàn bị cấm.
13. Môn thể thao quốc gia tại Bhutan là bắn cung.
14. Hầu như người dân Bhutan là những người ăn chay, và các món ăn chính của họ được làm từ gạo. Gạo, và ngô là những loại thực phẩm chính trong nước.
15. Tiền tệ của Bhutan là Ngultrum, được ấn định tỷ giá theo đồng Rupee Ấn Độ. Đồng rupee cũng được coi là đồng tiền tệ chính thức trong nước.
16. Một trong những biểu tượng của Bhutan thường được thế giới biết đến, đó là hình ảnh một ngôi tu viện nằm lơ lửng giữa chừng dốc núi cao – tu viện Taktsang ở thành phố Paro. Taktsang có nghĩa là Tiger’s Nest hay tạm dịch Tu viện Hang Cọp.
17. Bhutan là quốc gia duy nhất trên hành tinh mà ở đó có một… Bộ Hạnh phúc.
18. Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng và giết hại muôn thú.
Bhutan5Phong cảnh Bhutan. Ảnh: garlandcannon
19. Chính phủ Bhutan đã ban hành một chính sách đặt mục tiêu loại bỏ các chất hóa học nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp, mục đích là tạo ra nguồn lương thực thực phẩm gồm lúa mì, khoai tây và hoa quả đảm bảo 100% nguồn gốc hữu cơ. Theo đó, việc nhập khẩu các loại phân bón hóa học chính thức bị cấm ở Bhutan. Tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước phải thực sự thân thiện với môi trường.
20. Trên lãnh thổ Bhutan có rất nhiều tu viện và đền thờ cổ xưa. Ở đâu trên đất nước Bhutan, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng các đền thờ cổ mang phong cách Tây Tạng.
Source: Thế Giới Trẻ
Share on Google Plus

About Minh Đức

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment