Cà phê chồn, trứng cá hồi Almas, bỏng ngô Berco...luôn nằm trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới.
Khám phá ẩm thực luôn là điều mà mọi du khách mong muốn khi tới một vùng đất mới. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng có cơ hội thưởng thức những món ăn đắt đỏ nằm trong danh sách dưới đây.
Đọc thêm:
- Ẩm thực Việt Nam qua ngòi bút phóng viên nước ngoài
- 5 món ăn nức tiếng Hạ Long
- Cách làm nem cuốn Việt Nam ngon và dễ dàng
1. Trứng cá hồi Almas (25.000 USD - khoảng hơn 500 triệu đồng)
Đây không phải là mặt hàng được tung ra bán đại trà. Trứng cá hồi Almas có màu trắng ngà như ngọc trai, được đóng gói trong hộp kim loại tráng 24-karat vàng và được cho là thức ăn dành riêng cho các vị vua chúa.
2. Vàng lá (15000 USD/453 g - hơn 300 triệu đồng)
Thực chất vàng lá 23 karat hoặc 24 karat nguyên chất chỉ được sử dụng để trang trí món ăn là chính. Với 15.000 USD, bạn có thể thưởng thức 1 pound vàng lá (khoảng 453 g). Tại lễ trao giải Oscar, người ta cho lá vàng vào thức uống hoặc dùng để làm bánh. “Sang chảnh” hơn nữa, một số diễn viên thường rắc một ít bột vàng vào trong ly champagne hảo hạng của mình.
3. Dưa lưới Yubari (12000 USD - 250 triệu đồng)
Đây là một giống dưa đỏ được trồng trong nhà kính ở Yubari. Nó được xếp vào một trong những loại trái cây đắt nhất trên thế giới với giá 12,000 USD cho một quả. Dưa lưới Yubari có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất đáng đồng tiền.
4. Xúc xích của nhà hàng 230 Fifth ở New York (2.300 USD - 48 triệu đồng)
Xúc xích được phủ trứng cá hồi cao cấp và đặt trong một chiếc đĩa dài. Thực khách muốn gọi món này chưa kể phải có hầu bao rủng rỉnh mà còn phải đặt trước 48 tiếng đồng hồ. Lợi nhuận sẽ được ủng hộ cho từ thiện. Vì vậy, một khi đã chén sạch chiếc bánh này xong, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình đã giúp một tổ chức từ thiện ở đâu đó.
5. Nhụy hoa nghệ tây có giá 1.500 USD/ 453 g - 31 triệu đồng
Mỗi hoa của cây nghệ tím chỉ có 3 nhụy và phải được lựa chọn và sấy khô cẩn thận. Nguyên nhân khiến nó trở thành gia vị đắt tiền nhất trên thế giới là do chi phí lao động của quá trình thu hoạch và sấy khô.
Các nguyên liệu để chế biến chiếc bánh này bao gồm: đậu vanilla Uganda cao cấp và chocolate Amedei Porcelena thượng hạng. Sau đó, chiếc bánh được phủ kem lạnh chocolate và bột vàng nguyên chất (như đúng tên gọi của nó). Số tiền thu được từ việc bán những chiếc cupcake này sẽ được đưa vào quỹ của Chương trình Lương thực thế giới (World Food Program) để giúp các trẻ em nghèo và thiếu ăn.
7. Phô mai Pule giá 1.000 USD một kg - 21 triệu đồng
Phô mai được làm từ sữa lừa Balkan ở Serbia, và số lừa này rất hạn chế. Những con lừa được vắt sữa 3 lần/ ngày. Chúng cho rất ít sữa, để làm một kg phô mai cần 25 lít sữa. hô mai Pule nổi tiếng với vị mặn đậm đà đặc trưng và hương vị độc đáo. Đây chắc chắn sẽ là thứ làm cho món pizza hay hamburger của bạn trở nên ngon không đỡ nổi.
8. Bỏng ngô Berco giá 250 USD/ 1 bịch - hơn 5 triệu đồng
Bơ được dùng cho loại bắp rang này có là bơ đặc biệt Vermont Creamery. Ngoài ra các thành phần khác cũng là những sản phẩm hảo hạng như muối đắt nhất thế giới của vùng đảo Laeso (Đan Mạch), caramel từ đường hữu cơ và đặc biệt còn được rải một lớp vàng 23 karat vụn ở trên cùng. Chính những thành phần “quý tộc” này đã quyết định cái giá 250 USD của loại bắp rang này.
9. Bò Wagyu giá 250 USD/ miếng - hơn 5 triệu đồng
Loại thịt bò quý hiếm này chỉ có Nhật Bản. Những con bò được mát-xa mỗi ngày và còn được uống bia. Nhiều người cho rằng bia sẽ ảnh hưởng đến hương vị thịt bò nhưng thực ra thì bia không hề tác động trực tiếp. Trái lại bia mang lại cảm giác khoan khoái cho những con bò. Việc mát-xa là để ngăn ngừa chuột rút cơ bắp do không gian chật hẹp của chuồng trại. Đặc trưng của loại thịt bòhảo hạng là những vân mỡ trắng phân bố xen kẽ các thớ thịt đỏ với tỷ lệ tương đồng. Thành phần thịt và mỡ đều nhau giúp miếng thịt vừa mềm mại vừa có hương vị thơm ngon.
10. Cà phê chồn giá 100 USD/cup - khoảng 2 triệu đồng
Đây là loại cà phê đắt nhất thế giới, do hạt được lấy từ phân thải ra từ một loại cầy hương. Trong quá trình nhai gặm, hạt cà phê đi qua dạ dày và ruột chồn và được các enzym men tiêu hóa thấm vào lớp vỏ đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê. Các nhà sản xuất của sản phẩm này đã lấy khái niệm "đồ thừa của người này là vàng đối với người khác" theo đúng nghĩa đen. Ống tiêu hóa của cầy hương giúp cà phê có mùi thơm ngọt ngào và hương vị đậm đà.
0 comments:
Post a Comment